meditation

7 yếu tố quan trọng giúp bạn thiền định đúng cách

Từ lúc tham gia khoá học đào tạo huấn luyện viên Yoga, mình mới thật sự hiểu được bản chất thật sự của Yoga là thế nào. Nhiều người nhầm tưởng rằng Yoga là một bộ môn cần sự dẻo dai, một bộ môn luyện tập để giảm cân, hay chỉ dành cho người lớn tuổi…Nhưng theo những gì mình ngộ ra trong khoá học, Yoga là một phạm trù vô biên, là một tổ hợp của nhiều yếu tố: thực hành, thiền định, thư giản, hít thở và chế độ dinh dưỡng. Trong đó, thiền đinh là cốt lõi của việc thực hành Yoga. Thiền định là công cụ chính và là đích đến cuối cùng của Yoga.

Tác dụng của thiền

  • Tăng khả năng tập trung và suy nghĩ
  • Được xem là biện pháp phòng và điều trị một số bệnh mãn tính
  • Giải toả căng thẳng cực kì hiệu quả
  • Tăng khả năng thích ứng với môi trường xung quanh
  • Tốt cho tim và giảm nguy cơ tăng huyết áp

7 yếu tố ảnh hưởng đến thiền định.

1. Nơi để thiền

Thiền và Yoga là hai yếu tố không thể tách rời. Vì vậy, việc tạo một không gian dành riêng cho thiền cũng quan trọng không kém gì một góc riêng cho việc thực hành Yoga. Góc để thiền phải ngăn nắp, sạch sẽ, yên tĩnh, hạn chế những điều gây phân tán tư tưởng. Theo phong thuỷ, góc thiền của bạn nên quay về hướng Bắc hoặc hướng Đông là tốt nhất.

meditation 2

Bạn nên trang bị thảm lót, gối đệm để ngồi thiền lâu và thoải mái nhất. Ngoài ra, các bạn cũng có thể trang trí những vật dụng đơn giản mà bạn thích như hình một vị thần nào đó bạn thờ phụng, hoa, nến thơm…Nói chung đó là không gian cực kì riêng tư của bạn nên bạn có thể xếp đặt theo mình sao cho bạn cảm thấy thanh tĩnh và thoải mái nhất. Do đó việc thiền định ngay tại nhà là cực kì dễ dàng.

2. Giờ thiền

Theo mình được học, giờ thiền tốt nhất là từ 4h đến 6h sáng. Lúc này không gian thường rất yên tĩnh, tâm trí bạn sáng suốt và không bị chia phối bởi những bon chen hằng ngày. Nếu không thể thức sớm được bạn có thể bắt đầu thiền trước khi đi ngủ. Tuỳ theo thời gian biểu của bản thân mà bạn chọn giờ thiền cho phù hợp. Theo mình, bạn nên chọn những lúc bạn có thời gian thư giãn, tịnh tâm, không phải bận rộn bất cứ việc gì.

Ở trường mỗi ngày mình luôn bắt đầu thiền định từ 6h sáng và kéo dài 30 phút. Sau mỗi giờ thiền, tinh thần mình rất thư thái, mọi căng thẳng đều biến mất như một dạng thanh lọc tâm trí vậy.

16730616 606489736212267 7662884568968606635 n
Buổi sáng mình hành thiền trên núi nè! Rất tuyệt

3.Thói quen

Nơi thiền và giờ thiền không quan trong bằng việc bạn tạo một thói quen thiền đều đặn. Việc ngồi thiền đúng một thời điểm mỗi ngày là điều rất quan trọng. Thói quen thiền định thường xuyên và cố định sẽ đem đến kết quả cho tinh thần của bạn rõ ràng hơn.

Ngày đầu tiên thiền định, mình chỉ ngồi hít thở yên được 5 phút là bắt đầu suy nghĩ lung tinh, tê chân, xoay người. Ngày thứ hai, mình cố gắng tập trung hơn và kéo dài được 15 phút. Hiện tại mình đã có thể duy trì hít thở, tịnh tâm, tập trung thiền gần 25 phút. Vì vậy đừng lo lắng vì sao các bạn không thể ngồi quá 2 phút. Vạn sự khởi đầu nan! Cứ tạo một thói quen thiền định đúng giờ mỗi ngày và kiên trì là bạn sẽ thành công thôi.

meditation 4

4. Tư thế ngồi

Tư thế ngồi là yếu tố không kém quan trọng khi thiền định. Bạn phải ngồi thẳng lưng, cổ thẳng nhưng không căng, chân bắt chéo thoải mái. Tư thế ngồi đúng sẽ giúp nguồn năng lượng tâm linh không bị cản trở, di chuyển dễ dàng từ đáy cột sống lên đến đỉnh đầu. Việc ngồi thiền hành còn giúp cơ lưng của bạn khoẻ hơn nữa đấy.

Mình biết một số bạn rất khó khăn khi giữ lưng thẳng trong thời gian dài. Mình cũng vậy, không khác hơn. Ban đầu mình chỉ giữ lưng thẳng được trong 5 phút, sau đó cảm thấy đau ở lưng dưới và chùn xuống. Không sao! Cái gì cũng có thể làm được chỉ cần bạn có cố gắng hay không thôi! Cứ thư giãn và cho cơ thể thời gian thích nghi nhé.

meditation

5. Hít thở

Hơi thở như trái tim của thiền định vậy. Bạn phải thở đúng cách thì mới có thể ngồi thiền lâu được. Hãy bắt đầu bằng vài hơi thở sâu để mang oxy lên não. Nếu bạn nào có thể hít thở bằng bụng thì quá tuyệt vời (hít vào bụng căng đầy ra, thở ra bụng xẹp xuống). Sau vài hơi thở ban đầu, bạn thở chậm lên bằng cách đếm 3 nhịp hít vào sâu và đếm 3 nhịp thở ra chậm rãi. Nhẹ nhàng, chậm rãi cho đến khi hơi thở lắng dịu xuống.

Tránh hít thở quá nông, quá mạnh hay nâng vai nâng ngực cao khi thở. Cứ nhẹ nhàng, từng bước hít thở bạn nhé. Đây là cách tốt nhất khiến tâm trí bạn lặng xuống và khả năng tập trung cao hơn.

6. Tâm trí

meditation 3

Quá nhiều suy nghĩ lung tung tràn về trong lúc thiền định là việc cực kì bình thường. Suy nghĩ lúc nào cũng có trong đầu chúng ta. Chúng gây xao lãng, mất tập trung khiến mình không thể tĩnh tâm thiền định. Khi ấy các bạn cần làm gì? Đơn giãn là các bạn hít thở đều đặn, kiên nhẫn, quan sát suy nghĩ cứ để chúng đến rồi đi.

7. Chọn một điểm tập trung

Để tâm trí không rối loạn các bạn cần chọn một điểm tập trung khi ngồi thiền. Những người thuộc tuýp thiên về lí trí nên tập trung ở điểm giữa hai chân mày. Còn với phe thiên về cảm xúc thì điểm tập trung là điểm giữa lòng ngực. Để xác định được điểm tập trung của bản thân, bạn có thể nhắm mắt lại, hít thở và tập trung vào một trong hai điểm trên để biết mình thoải mái với điểm tập trung nào. Sau khi đã chọn được điểm tập trung (điểm giữa hai chân mày hay điểm giữa lòng ngực) thì bạn giữ nguyên và tránh thay đổi nhé. Vì việc tạo thói quen giờ thiền, nơi thiền, tư thế ngồi, hít thở và điểm tập trung cố định rất tốt cho bạn.

Đây là 7 điều quan trọng bạn cần chú ý khi bắt đầu thiền định. Chúc các bạn có những trải nghiệm mới sau những giây phút thiền định. Mình bảo đảm bạn sẽ yêu đời hơn, sảng khoái hơn, khoẻ hơn và đẹp từ bên trong hơn khi thiền định đúng cách đấy. Chúc các bạn thành công.

Cân bằng cơ thể – An lành tâm trí!

Mang sự cân bằng và năng lượng tích cực vào cuộc sống của bạn với các lớp Yoga trực tuyến từ Toyama, Nhật Bản. Cùng Purna luyện tập mọi lúc, mọi nơi, ngay từ không gian quen thuộc của bạn.

Đăng ký ngay để tham gia các lớp học thân thiện, phù hợp cho mọi cấp độ!

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *