Marichyasana

Những điều cần lưu ý khi xoắn người trong yoga để hạn chế chấn thương

Trong Yoga có khá nhiều động tác xoắn vặn cột sống bởi những lợi ích vàng đem lại cho sức khỏe con người. Ngoài việc tác động tới các đầu dây thần kinh ở cột sống và hệ thần kinh cảm xúc , giúp đưa một lượng máu dồi dào tới những vùng này, các tư thế xoắn vặn còn giúp xoa bóp các cơ quan nội tạng, cải thiện tiêu hóa…Tuy nhiên, các bạn cần cẩn trọng lưu ý một số nguyên tắc khi vặn xoắn cơ thể để tránh gây tổn thương và căng thẳng các khớp cũng như dây chằng.

Tìm hiểu về Khớp cùng chậu

Trước khi đi sâu về các động tác yoga vặn xoắn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Khớp cùng chậu (Sacroiliac Joint – SI Joint). Khớp cùng chậu là hai khớp nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống – khối xương cùng và phần sau của khung chậu.

diagram of sacroiliac joint and hips
(Sưu tầm)

Vận động ở khớp cùng chậu thay đổi đáng kể giữa nam và nữ cũng như khác nhau giữa mỗi người. Nam có dây chằng cùng chậu dày và chắc hơn, khớp cùng chậu ít vận động hơn nữ. Trong khi đó, nữ có khớp cùng chậu di động hơn vì dây chằng lỏng hơn và có thể tăng lên trong chu kỳ kinh nguyệt, và nhất là trong thời gian mang thai.

Chức năng chính của khớp cùng chậu là nâng đỡ cho nửa phần trên cơ thể khi chúng ta đứng hoặc ngồi; qua thời gian sẽ có những sang chấn lên khớp này. Do đó, bất kể giới tính là gì, chấn thương khớp cùng chậu dễ gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động trong cuộc sống cũng như chế độ tập luyện.

Tại sao Purna lại nói về khớp cùng chậu ở đây? Khớp cùng chậu có liên quan gì đến sự vặn xoắn trong yoga?

Khớp cùng chậu trong các động tác yoga

Các tư thế vặn xoắn trong yoga chính là thủ phạm có thể gây ra chấn thương ở khớp cùng chậu. Thường học viên sẽ được hướng dẫn cần bám chặt hai xương ngồi xuống thảm, giữ xương chậu ổn định (hay còn gọi là neo khung chậu xuống dưới sàn) rồi hãy xoắn cột sống đặc biệt trong các thế ngồi vặn xoắn người.

Điều này có nghĩa là xương cùng sẽ bị vặn cùng với cột sống, trong khi đó xương chậu lại bị giữ lại và chuyển động theo hướng ngược lại.

Việc này vô tình gây sức ép lên dây chằng kết nối giữ xương chậu và xương cùng với nhau, lâu dài gây ra đau mãn tính cũng như chấn thương vùng khớp cùng chậu.

Lưu ý để vặn xoắn an toàn trong yoga

Purna đồng ý trước khi xoắn chúng ta cần một điểm neo lại nhưng đó không phải là xương chậu mà giữ ổn định phần đùi và bàn chân khi vặn xoắn cơ thể. Đó là kinh nghiệm mình đúc kết được sau quá trình tập luyện, giảng dạy cũng như nghiên cứu về cơ thể học.

Bởi có một điều chúng ta cần lưu ý đó là khớp cùng chậu là khớp nối của sự ổn định chứ không phải độ linh hoạt. Nếu xương chậu được xoắn trước tiên, sau đó cột sống được xoắn theo thì khớp cùng chậu sẽ được bảo vệ dài lâu hơn.

Do đó, để bảo vệ khớp cùng chậu khỏe mạnh, các tư thế đứng như Trikonasana, Parivrtta Trikonasana hay ngồi vặn như Marichyasana III, chúng ta nên chuyển động xương chậu và xương cùng cùng một lúc với nhau.

Mong các bạn luyện tập an toàn và hiệu quả khi vặn xoắn người nhé 😉

 

Live Mindfully, Live Fully

Nhận những bài viết về yoga, phong cách sống, và hành trình phát triển bản thân – gửi trực tiếp đến hộp thư của bạn.

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *