yoga for runners01

Hướng dẫn hơi thở lửa tẩy rửa Kapalabhati

Sau một ngày dài hoạt động, bạn thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hít thở gấp và vội. Hoặc sáng sớm trước khi bắt đầu ngày mới, thỉnh thoảng bạn cảm thấy thiếu sinh lực, chán nản hay chưa tỉnh táo. Khi ấy chúng ta cần làm gì để có được nguồn năng lượng tích cực.

Sau bài hướng dẫn hít thở đúng kiểu yoga, Purna tiếp tục hướng dẫn các bạn một phương thức thở tẩy rửa giúp sáng vùng não và sạch vùng phổi. Bài tập thở này có tên Kapalabhati hay còn gọi là hơi thở lửa – một cách hít thở khác bằng bụng và cơ hoành.

Kapalabhati nghĩa là gì?

Trong tiếng Phạn, kapala nghĩa là hộp sọ và bhati nghĩa là toả sáng. Vì vậy, kapalabhati nghĩa là bài tập làm sáng vùng sọ. Làm sao chúng ta có thể làm sáng vùng sọ bằng việc hít thở?

Ở đây, từ “sọ” ám chỉ là đường mũi nơi không khí đi vào và đi ra. Đây được xem là bài tập thở mạnh mẽ, một cách tẩy rửa làm sạch đường mũi và thông nghẹn cuống phổi.

Hướng dẫn Kapalabhati

  • Ngồi với tư thế bắt chéo chân thoải mái, giữ lưng và đầu thẳng. Lưu ý, bạn ngồi sao cho hai xương ngồi chạm sàn, nhấn nhẹ vào phần thắt lưng, kéo dài các đốt sống lưng và đỉnh đầu lên trần nhà.
  • Bàn tay thả lỏng trên hai đầu gối. Bạn có thể ngửa lòng bàn tay hoặc bắt thủ ấn Chin Mudra (ngón cái chạm ngón trỏ)
  • Hít thở sâu hai hoặc ba hơi để chuẩn bị cho kapalabhati.
  • Sau hơi thở sau cùng, bạn co cơ bụng thật nhanh, làm cho cơ hoành nâng lên đến khoang ngực và đẩy mạnh khí ra khỏi phổi.
  • Sau đó, thả lỏng cơ bụng, để cho cơ hoành hạ xuống khoang bụng; quá trình hít vào tự động diễn ra. Phổi căng ra và được bơm đầy khí.
  • Lặp lại nhanh động tác bơm khí. Liên tục hít vào thụ động và thở ra bất ngờ cho đến hết một vòng thở. Kết thúc một vòng thở bằng cách thở ra dài hơi.

Những người mới tập bắt đầu với 3 vòng thở (hít thở 20-30 hơi mỗi vòng), dần dần tăng lên 5 vòng (50-100 hơi mỗi vòng).

Hướng dẫn nghe có vẻ hơi phức tạp nên bạn có thể tưởng tượng đơn giản hơn như lúc bạn bị nghẹt mũi, bạn cần phải thở ghì ra thật mạnh và liên tục để thông mũi. Các bạn xem video clip hướng dẫn chi tiết Kapalabhati của mình để dễ hình dung nhé.

Chống chỉ định

Không nên thực hành Kapalabhati nếu bạn bị đau bụng, trong kì kinh nguyệt, mới ăn no hoặc bị chuột rút.

Những lỗi thường gặp

  • Cử động cơ hoành ngược và co bụng lại khi hít vào
  • Co cơ mặt, cố sức tống khí ra khỏi mũi khi thở ra. Âm thanh phát ra bởi luồng khí thở mạnh ra khỏi phổi nhờ sự chuyển động của cơ hoành chứ không phải do mũi
  • Co vai hoặc ưỡn lưng khi ráng sức tống khí khi thở ra. Lưng và vai nên được giữ yên khi tập Kapalabhati

Lợi ích về thể chất

  • Làm sạch đường thở, phổi và toàn bộ hệ hô hấp
  • Làm mạnh và tăng khả năng của phổi và các cơ liên sườn
  • Giúp thông các xoang và loại thải chất nhầy tích tụ
  • Chứng tắt nghẽn và co thắt cuống phổi được loại bỏ. Sau một thời gian, bệnh hen suyễn thuyên giảm, gần như chấm dứt
  • Giúp cơ thể thải một lượng lớn khí cacbonic và những chất thải khác
  • Các cơ bụng khoẻ hơn, giúp cải thiện hệ tiêu hoá
  • Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá hoà hợp với nhau
  • Người thực hành Kapalabhati thưỡng xuyên sẽ có sức khoẻ tốt, tràn trề sinh lực và sức sống.

Kapalabhati luôn là một trong những bài tập thở bắt đầu lớp học của Purna. Mình muốn các bạn học viên luyện thở (Pranayama) trước khi vào các động tác yoga (Asana). Để đăng ký học tại phòng tập Purna, bạn có thể tham khảo và đăng ký lớp theo link bài viết bên dưới:

https://purna.vn/khai-giang-lop-yoga-co-truyen-can-ban-vao-thang-04-2018-tai-q2/

Live Mindfully, Live Fully

Nhận những bài viết về yoga, phong cách sống, và hành trình phát triển bản thân – gửi trực tiếp đến hộp thư của bạn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *