IMG 1611 scaled

Làm thế nào tạo được thói quen tốt trong cuộc sống?

“We are what we repeatedly do! Excellence then is not an act, but a habit.

Đây là một trong những lời trích dẫn từ sách “The Power of Habit” mà mình khá tâm đắc. Điều này cũng mang ý nghĩa tương tự như câu châm ngôn sống quen thuộc mà mọi người thường nghe thấy:

“Gieo suy nghĩ, gặt lời nói. Gieo lời nói gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận.”

Qua đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của thói quen. Bởi thói quen hình thành tính cách và thay đổi số phận con người. Nhưng vượt lên trên tất cả, suy nghĩ chính là chìa khoá giữ sức mạnh phía bên trong của mỗi cá thể. Con người khác với loài vật bởi chúng ta biết tư duy và nhận thức. Nhờ có suy nghĩ mà con người thống trị muôn loài và tác động ngược trở lại thế giới tự nhiên.

Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển với quá nhiều tiện nghi và thiết bị hỗ trợ, con người dần dà trở lên lười biếng, ù lì trong cả vận đông và thậm chí suy nghĩ. Hiện trạng này kéo theo những thói quen xấu, những hành động tiêu cực và cuộc sống không lành mạnh. Để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, một đầu óc sáng suốt, một cuộc sống tích cực, chúng ta cần phải thiết lập những thói quen tốt ngay từ ngày hôm nay. Đó là lí do Purna muốn chia sẻ bài viết “Làm thế nào để tạo được thói quen tốt trong cuộc sống?”

Sửa đổi thói quen xấu

Chúng ta lấy ví dụ đơn giản về việc uống đủ nước trong ngày. Rất nhiều người vì quá bận mà hay quên uống nước. Khi chúng ta không cung cấp đủ nước cho cơ thể thì các cơ quan nội tạng bên trong không thể hoạt động tốt, da không đủ độ ẩm, kéo theo sự lão hoá và nhiều căn bệnh liên quan khác từ một việc rất đơn giản là thiếu nước.

Để sửa đổi thói quen “quên uống nước”, bạn chỉ cần luôn luôn chuẩn bị sẵn một bình nước đầy (2 lít càng tốt) trước khi bắt đầu ngày làm việc ngay tại bàn hoặc cạnh máy tính của mình. Mỗi khi quá bận rộn, chúng ta chỉ cần liếc nhìn qua ly/ bình nước thì ít nhiều sẽ nhớ uống nước mà thôi.

Để hình thành thói quen mới, chúng ta cần sửa đổi thói quen cũ không tốt. Vì vậy hãy bắt đầu bằng việc sửa đổi, chữa lành những gì không tốt.

Tạo nề nếp mới

Việc sửa đổi thói quen xấu nếu chỉ xảy ra một lần hay một ngày thì không thay đổi được gì tổng thể. Do đó, khi nhận thức được thói quen không tốt, bạn cần tạo lập một nề nếp mới duy trì đều đặn mỗi ngày. Việc này rất quan trọng bởi khi hành động tốt lập đi lập lại nhiều lần sẽ làm thành thói quen lành mạnh.

Chúng ta lại lấy một ví dụ đơn giản về việc chạy bộ buổi sáng. Vô số người than vãn không đủ thời gian để thức dậy sớm hơn chạy bộ. Nếu vậy, hãy tạo một nề nếp mới để bạn có thể tiết kiệm thời gian và có động lực hơn chạy bộ vào mỗi sáng. Rất đơn giản, chỉ cần tối ngày hôm trước, bạn chuẩn bị sẵn bộ độ chạy, vớ, giày chạy ở một góc phòng/ nhà dễ thấy. Bạn chỉ cần đi ngủ sớm hơn bình thường 30 phút bằng cách “ít lướt điện thoại” đi. Bạn chỉnh đồng hồ báo thức cách 5 phút một lần gọi bạn dậy. Vừa mở mắt ra, bạn đã thấy tất cả mọi thứ đều đã sẵn sàng đợi bạn xỏ chân vào giày và chạy mà thôi.

Tận hưởng thành quả

Một khi bạn đã xây dựng được những thói quen tốt dài lâu thì đó là lúc bạn tận hưởng thành quả. Một cơ thể khoẻ mạnh, một tâm trí thức tỉnh, một lối sống lành mạnh, một cuộc sống ý nghĩa. Còn đâu những tháng ngày ù lì lười vận động, còn đâu những tất bật của những bữa ngủ dậy trễ vội đi làm, còn đâu những bữa ăn không dinh dưỡng chỉ muốn lắp đầy bao tử. Giờ chúng ta đang tận hưởng những trái ngọt từ việc hình thành thói quen tốt.

Mình biết tạo dựng một thói quen sinh hoạt mới không hề dễ. Nhưng bạn ơi, chúng ta chỉ có một cuộc đời. Nếu đợi đến khi già mới hối tiếc thì thanh xuân chẳng phải lãng phí lắm sao.

Mong người thực hiện thành công những thói quen sống đẹp.

Purna

Cân bằng cơ thể – An lành tâm trí!

Mang sự cân bằng và năng lượng tích cực vào cuộc sống của bạn với các lớp Yoga trực tuyến từ Toyama, Nhật Bản. Cùng Purna luyện tập mọi lúc, mọi nơi, ngay từ không gian quen thuộc của bạn.

Đăng ký ngay để tham gia các lớp học thân thiện, phù hợp cho mọi cấp độ!

Similar Posts

One Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *